Chậm nộp báo cáo tài chính – Rủi ro doanh nghiệp cần tránh

Chậm nộp báo cáo tài chính là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đôi khi không tránh khỏi, nhưng lại có thể mang đến những hệ lụy không nhỏ. Việc nộp báo cáo tài chính trễ không chỉ khiến doanh nghiệp đối mặt với các hình thức phạt mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Thậm chí, chỉ chậm một ngày cũng có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt. Vậy, hạn cuối nộp báo cáo là khi nào, và mức phạt sẽ ra sao? Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định liên quan, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có.

Chậm nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ chịu mức phạt nào?

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP và Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính so với thời hạn quy định, sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:

1. Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, trong trường hợp:

  • Chậm nộp báo cáo tài chính dưới 03 tháng.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng.

2. Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
  • Nộp báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán (trường hợp pháp luật yêu cầu kiểm toán).
  • Chậm nộp báo cáo tài chính từ 03 tháng trở lên.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên hoặc không kèm báo cáo kiểm toán (trường hợp cần kiểm toán).

3. Phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng:

  • Công khai báo cáo tài chính với số liệu sai sự thật.
  • Công bố báo cáo tài chính không nhất quán trong một kỳ kế toán.

4. Phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Ngoài mức phạt hành chính, doanh nghiệp còn có thể:

  • Bị đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt.
  • Tăng nguy cơ bị thanh tra thuế, kiểm tra tài chính.
  • Mất uy tín trong việc hợp tác với đối tác và khách hàng.
Phạt chậm nộp báo cáo tài chính – Doanh nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

> Mời bạn xem chi tiết hơn về: Mức Phạt Nộp Chậm Báo Cáo Tài Chính Mới Nhất 

Nộp chậm báo cáo tài chính 1 ngày – Có bị phạt không?

Nếu doanh nghiệp chỉ nộp chậm báo cáo tài chính 1 ngày, theo Điều 12, Nghị định 41/2018/NĐ-CP, có thể bị cảnh cáo hoặc phạt mức tối thiểu 5 triệu đồng – 10 triệu đồng tùy thuộc vào lý do chậm nộp và mức độ ảnh hưởng. Dù vậy, việc nộp chậm báo cáo tài chính dù chỉ 1 ngày cũng có thể gây rủi ro, vì cơ quan thuế có thể coi đây là hành vi vi phạm hành chính. Do đó, để tránh bị phạt, doanh nghiệp cần nộp đúng hạn hoặc có văn bản giải trình hợp lý.

>> Xem thêm:

Hạn nộp báo cáo tài chính – Hạn cuối cùng là khi nào?

Theo Điều 12 Luật Kế toán 2015 thì kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;

Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2025 như sau:

(1) Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

(2) Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp

(3) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

Cụ thể, kỳ kế toán năm 2024 là từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2024 như sau:

– Đối với doanh nghiệp nhà nước là ngày 31/01/2025; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty là ngày 31/3/2025.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là ngày 31/01/2025 và thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán khác là ngày 31/3/2025.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là ngày 31/3/2025.

Hạn nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý thời gian để tránh vi phạm quy định về báo cáo tài chính.

Giải trình chậm nộp báo cáo tài chính – Cách xử lý khi bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình

Nếu doanh nghiệp bị yêu cầu giải trình do nộp chậm báo cáo tài chính, cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1 Chuẩn bị văn bản giải trình: Mô tả lý do chậm nộp (ví dụ: sự cố hệ thống, nhân sự, dịch bệnh,…).
  • Bước 2 Cung cấp bằng chứng hợp lý: Các văn bản, biên bản hoặc email chứng minh nguyên nhân khách quan.
  • Bước 3 Cam kết khắc phục: Đưa ra cam kết không tái phạm và nộp báo cáo tài chính sớm nhất có thể.
  • Bước 4 Nộp kèm báo cáo tài chính: Đảm bảo hồ sơ đầy đủ để tránh bị phạt nặng hơn

Chậm nộp báo cáo tài chính có thể gây nhiều hậu quả không mong muốn. Để tránh vi phạm và đảm bảo hồ sơ tài chính minh bạch, Việt Luật cung cấp dịch vụ lập và nộp báo cáo tài chính trọn gói, giúp doanh nghiệp:

  • Lập báo cáo tài chính đúng hạn – Không lo bị phạt.
  • Rà soát và hoàn thiện sổ sách kế toán.
  • Hỗ trợ giải trình với cơ quan thuế – Giảm thiểu rủi ro pháp lý.
  • Tiết kiệm thời gian – Chi phí hợp lý.

Dịch vụ báo cáo tài chính trọn gói tại Việt Luật – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp!

Dịch vụ báo cáo tài chính

Gọi ngay Hotline/Zalo: 0973 826 829 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời!

Đừng để báo cáo tài chính trở thành gánh nặng – Việt Luật luôn đồng hành cùng doanh nghiệp! Báo cáo tài chính khó – Đã có Việt Luật!

banner thành lập doanh nghiệp