Thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được cụ thể tại Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định về đại diện, chi nhánh văn phòng của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  • Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
  • Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu MĐ-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Tài liệu này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  • Bản dịch có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản dịch có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
    • Hợp đồng thuê văn phòng sao y chứng thực;
    • Bản công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);
    • Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật

Lưu ý: Các tài liệu, trừ khi được quy định rõ ràng, phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Toàn bộ hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện do công ty mẹ ký và đóng dấu hồ sơ.

Các bước thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

  1. Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện
  2. Soạn thảo và hộp hồ sơ thành lập văn phòng tới sở công thương: Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp; qua đường bưu điện, công văn hành chính; mạng điện tử.
  3. Sở công thương thẩm định hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  4. Nhận giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo sử dụng con dấu của văn phòng đại diện của công ty.
  • Treo biển hiệu gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện.
  • Thực hiện thủ tục mở tài khoản của văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Văn phòng đại diện phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động.
  • Văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 45 ngày.
  • Thực hiện Báo cáo hoạt động: Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Văn phòng đại diện phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới Sở công thương.
  • Nộp thuế thu nhập cá nhân cho Trưởng văn phòng, nhân viên văn phòng đại diện (nếu có).

Lưu ý: Trong trường hợp thương nhân nước ngoài có sự thay đổi trong nội bộ công ty thì phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Trên đây là thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

  • Giám đốc: Nguyễn Trọng Tấn
  • Số điện thoại: 0973 826 829
  • Email: info.vietluat@gmail.com

Trân trọng!

Xin chân thành cảm ơn.