Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến các đối tác, khách hàng, người lao động. Hoạt động giải thể chỉ được xem là hoàn thành khi xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên. hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 cũng như trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của các bên có liên quan.

Giải-thể-doanh-nghiệp

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

1) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

2) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

3) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

4) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Dịch vụ tư vấn giải thế doanh nghiệp tại Việt Luật

Các doanh nghiệp khi có nhu cầu thực hiện thủ tục giải thể khi đến với Việt Luật sẽ luôn nhận được tư tư vấn tận tình của các Luật Sư.

Việt Luật hỗ trợ tư vấn miễn phí:

– Các thủ tục, các bước giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

– Các thủ tục về thuế cần làm khi Giải thể doanh nghiệp (nộp thuế chậm nộp, nộp phạt, nộp các tờ khai thuế còn thiếu, chỉnh sửa các tờ khai đã nộp);

Đồng thời thay khách hàng thực hiện toàn bộ quy trình thủ tục với cơ quan chức năng. Khách hàng ký hợp đồng với Việt Luật sẽ luôn nhân được chất lượng dịch vụ tốt nhất, sự chăm sóc khách hàng tận tâm nhất, và một chế độ hậu mãi linh hoạt nhiều ưu đãi.

Chi phí thực hiện: Gói dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Việt Luật trọn gói từ 3.000.000 VNĐ (Chúng tôi cam kết không phát sinh bất cứ chi phí gì so với thỏa thuận ban đầu).

Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Việt Luật

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo về việc giải thể trên Sở kế hoạch và Đầu tư;

Bước 2: Nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế công ty tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm: Công văn xin đóng mã số thuế; Biên bản, quyết định về việc đóng mã số thuế và 01 bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy trình đóng mã số thuế sẽ tiến hành qua 03 giai đoạn:

  • Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ xin đóng mã số thuế: 7 – 15 ngày;
  • Giai đoạn kiểm tra trụ sở và lập biên bản kiểm tra chứng từ, sổ sách để quyết toán nghĩa vụ về thuế cho doanh nghiệp;
  • Giai đoạn ban hành thông báo đóng mã số thuế doanh nghiệp: 15 ngày.

Bước 3: Nộp hồ sơ Đăng ký giải thể doanh nghiệp trên Sở kế hoạch và đầu tư

Quy-trình-giải-thể-doanh-nghiệp
(Nguồn hình ảnh: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp)

Lưu ý:

 

+ Cần lưu ý rằng Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

+ Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Liên hệ ngay hotline 0973 826 829 của chúng tôi để được tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh nhất.

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Việc quy định các hành vi bị cấm nêu trên là nhằm ngăn chặn phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ dẫn đến làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời, hạn chế việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản, trốn tránh các nghĩa vụ với các đối tác trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung nhất định cần lưu ý để thực hiện thủ tục giải thế doanh nghiệp. Việt Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng.

Gọi ngay Hotline 0973 826 829 của chúng tôi để nghe tư vấn miễn phí từ Luật sư.

banner thành lập doanh nghiệp