Hoạt động nào không cần phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào khoản 2, điều 79, nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. (Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành thay thế nghị định 78/2015/NĐ-CP. Trong nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 2, điều 66).
“2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, 79 quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Một số các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh theo nghị định 01/2021/NĐ-CP:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Hộ gia đình làm muối;
- Cá nhân bán hàng rong, quà vặt, bán hàng lưu động không cố định điểm bán;
- Người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về bán buôn cho các đại lý hoặc cá nhân có nhu cầu theo từng chuyến);
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước;
- Lao động thời vụ.
Như vậy, đối với các ngành nghề kinh doanh truyền thống không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các cá nhân, hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
Ngoài các trường hợp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh không cần đăng ký theo khoản , điều 79, nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng. Đặc biệt, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật mới nhất
Có hai loại đăng ký kinh doanh là đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào quy mô hoạt động mà các tổ chức, cá nhân có thể đăng ký hộ kinh doanh hay là doanh nghiệp.
Để được cấp giấy phép kinh doanh, các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh cần soạn thảo hồ sơ gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với hộ kinh doanh) hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp) nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Tùy vào loại hình đăng ký kinh doanh mà có bộ hồ sơ phù hợp, các tổ chức, cá nhân sẽ được chuyên viên thụ lý hồ sơ hướng dẫn cụ thể tại phòng đăng ký kinh doanh các cấp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thông thường gồm các thành phần cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Đối với doanh nghiệp);
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Đối với hộ kinh doanh)
- Danh sách thành viên công ty (Đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên);.
- Danh sách cổ đông sáng lập (Đối với loại hình công ty cổ phần);
- Điều lệ (Đối với doanh nghiệp);
- Văn bản ủy quyền (Đối với đăng ký ủy quyền);
- Văn bản chứng minh địa điểm kinh doanh hợp pháp;
- Bản sao chứng thực không quá 90 ngày CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn người đăng ký kinh doanh, người được ủy quyền;
- Biên bản họp hội đồng quản trị (Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên), biên bản họp cá nhân (Đối với hộ kinh doanh có từ 2 người trở lên);
- Và một số giấy tờ khác.
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, chuyên viên thụ lý sẽ tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc (Không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật), cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo điều chỉnh tới các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Trên đây là một số các thông tin quan trọng về thủ tục đăng ký kinh doanh, các hoạt động kinh doanh không cần phải đăng ký theo điều luật mới nhất. Quý khách hàng cần cấp giấy phép kinh doanh mà không muốn tự mình làm việc với cơ quan nhà nước, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Luật sư của Việt Luật để được hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh nhanh trong 3 ngày làm việc với chi phí hợp lý.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ Hotline: 0973.826.829