Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Đối với hình thức nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế (Nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu)

Thanh lap doanh nghiep co von dau tu nuoc ngoai

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn chi tiết thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại một phần khác trong bài viết này.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nếu những mục trên là lý thuyết, thì đến đây đích thị sẽ là phần để bạn thực hành. Hãy bắt tay vào chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh trước khi đi đến bước quan trọng hơn là nộp vào cơ quan nhà nước nhé !

Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, theo đó tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ công ty cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần) theo luật Doanh nghiệp 2020.
  • Danh sách thành viên (Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần).
  • Bản sao y, công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của công ty, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên, các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, các cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần, người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài; (Chụp hình bản gốc)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy ủy quyền cho đại diện đứng tên trên phần vốn góp/cổ phần của tổ chức góp vốn (nếu có)(Chụp hình bản gốc).

Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp

Thông tin bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư hoàn tất thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp

  • Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành thủ tục khắc dấu và quản lý con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên công ty; Mã số công ty, nơi đặt trụ sở công ty.

Đối với hình thức nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam

Đây là cách làm được đa số các Nhà đầu tư lựa chọn để sở hữu công ty tại Việt Nam. Đó là thông qua hình thức góp vốn/ mua cổ phần của công ty đã được thành lập tại Việt Nam, trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ sẽ được chúng tôi hướng dẫn chi tiết bên dưới.

Thẩm quyền chấp thuận việc đăng ký đăng ký góp vốn, mua cổ phần.

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký góp vốn/mua cổ phần tại phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

Thời gian thực hiện thủ tục thông báo việc đăng ký đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Văn bản thông báo về việc chấp thuận được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Bước 2: Thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Thay đổi đại diện theo pháp luật của công ty

Trường hợp tổ chức kinh tế thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông do tiếp nhận nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thì thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Bước 4: Kê khai nộp thuế TNCN đối với việc mua bán cổ phần, phần vốn góp

Khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH, chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần của NĐT nước ngoài, dù phát sinh hay không phát sinh thu nhập tính thuế, cá nhân chuyển nhượng phải nộp tờ khai đến cơ quan thuế để kê khai thuế TNCN.

Thời hạn:

  • Đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn/ chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên/danh sách cổ đông.
  • Thủ tục, cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cá nhân chuyển nhượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn/cổ phần (theo mẫu quy định);
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp/cổ phần;
  • Chứng từ thanh toán;
  • Giấy chứng minh nhân dân của người bán (bản sao y);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao y).

Trên đây là quy định về thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

  • Giám đốc: Nguyễn Trọng Tấn
  • Số điện thoại: 0973 826 829
  • Email: info.vietluat@gmail.com

Trân trọng!

Xin chân thành cảm ơn.