Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Các dấu hiệu tạo nên thương hiệu để người tiêu dùng có thể nhận biết, phân biệt, định vị sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp bao gồm: tên, chữ cái, khẩu hiệu (slogan), màu sắc , hình ảnh và sự kết hợp giữa các yếu tố đó, phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm dịch vụ, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do sản phẩm và dịch vụ mang lại, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ qua truyền thông, quảng cáo, marketing,…
1. Các yếu tố bảo hộ thương hiệu
Đăng ký Thương hiệu là đăng ký bảo hộ các yếu tố:
− Đăng ký nhãn hiệu;
− Đăng ký bảo hộ Tên thương mại, Logo và Slogan;
− Đăng ký tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý;
− Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
− Đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế;
− Đăng ký bản quyền (quyền tác giả), bản quyền thương hiệu;
2. Mục đích của việc bảo hộ thương hiệu
Đăng ký thương hiệu công ty, thương hiệu logo, thương hiệu sản phẩm, bản quyền thương hiệu nhằm:
- Được pháp luật bảo vệ.
− Đăng ký thương hiệu độc quyền là sự bảo vệ hợp pháp với công việc kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín đối với khách hàng, đối thủ cạnh tranh không thể dùng hương hiệu của bạn để tạo nên sự nhầm lẫn thương hiệu hoặc lợi nhuận từ thương hiệu của bạn.
− Đăng ký bảo hộ thương hiệu có quyền xử lý những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu thương hiệu của bạn để được những bồi thường xứng đáng.
- Có thể quảng bá thương hiệu sản phẩm công khai.
− Một thương hiệu độc quyền đã được đăng ký bảo hộ thì bạn có thể yên tâm đầu tư và sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị để tạo sự công nhận thương hiệu từ phía khách hàng. Nhãn hiệu, logo, tên doanh nghiệp như là một dấu hiệu trực quan đại điện cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn cung cấp. Những công ty thành công có thể đạt được sự nhận dạng thương hiệu độc quyền một cách hoàn hào chỉ bằng một logo hay slogan. Ví dụ như, khách hàng có thể nhận ra ngay logo của Nokia, Toyota, Nike hay Samsung mà không cần nhắc đến tên công ty.
− Nếu có ý tưởng mới, kiểu dáng sản phẩm mới, chức năng sản phẩm được cải tiến và nhãn hiệu của bạn không được bảo hộ pháp lý bằng các quyền sở hữu trí tuệ thì chúng có thể được sử dụng tự do và rộng rãi bởi các tổ chức, cá nhân khác mà không hề có sự hạn chế nào. Tuy nhiên, khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chúng sẽ tạo ra giá trị nhất định đối với doanh nghiệp của bạn vì khi chúng trở thành các quyền tài sản mà không thể bị thương mại hóa hoặc sử dụng nếu không có sự cho phép của bạn.
- Tránh khả năng nhầm lẫn thương hiệu độc quyền.
− Việc bảo hộ thương hiệu hay thương hiệu độc quyền là cần thiết bởi vì khách hàng sử dụng sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu như logo, sản phẩm, tên công ty và slogan, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế để nhận diện một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, một khách hàng có thể chọn một chiếc áo adidas trong cửa hàng bằng cách sử dụng logo adidas như là phương tiện duy nhất xác định. Hay khách hàng có thể chọn máy tính xách tay SonyVaio nhờ logo và kiểu dáng đẹp sang trọng, đẳng cấp.
3. Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu
Bước 1: Xác định đối tượng và phạm vi xem xét bảo hộ
Tại bước này, Luật sư sẽ cho ý kiến về tính khả thi của việc xem xét bảo hộ của nhãn hiệu và xác định phạm vi bảo hộ về mặt sản phẩm, dịch vụ cũng như phạm vi không gian địa lý bảo hộ.
Bước 2: Tra cứu, đánh giá sơ bộ về tình trạng nhãn hiệu.
Tại bước này, Luật sư sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ xem nhãn hiệu có bị trùng hoàn toàn hoặc tương tự (gần giống) với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ. Luật sư cũng sẽ cung cấp các thông tin rằng nhãn hiệu có đáp ứng hay không theo tiêu chuẩn được xem xét bảo hộ của pháp luật. Tất nhiên, ý kiến của Luật sư chỉ được dùng để tham khảo, quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan thẩm quyền.
Bước 3: Nộp đơn và theo dõi thẩm định đơn
Tại bước này, đơn nhãn hiệu sẽ được xem xét, đánh giá chính thức về hình thức và nội dung bởi các thẩm định viên nhãn hiệu. Kết quả của quá trình thẩm định là văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc văn bản thông báo đề nghị sửa đổi hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Cũng tại bước này, thường phát sinh việc phải sửa đổi, giải trình hoặc hủy bỏ nội dung nào đó của đơn đăng ký nhãn hiệu là những nghiệp vụ mang tính chuyên môn của Luật sư về nhãn hiệu.
Việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra qua 3 bước cơ bản sau đây:
a) Thẩm định hình thức:
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho công ty bạn.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu luật định về bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn nhãn hiệu sẽ nhận được văn bản thông báo dự kiến cấp văn bằng bảo hộ.
Quý khách đang cần đăng ký bảo hộ thương hiệu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp.
Hotline tư vấn:
Bảo hộ thương hiệu: 0912 590 968
Dịch vụ khác: 0973 826 829
Ngoài ra, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT
Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: http://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info.vietluat@gmail.com