Giấy phép lao động là loại giấy tờ hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc hết sức quan tâm. Với những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhiều năm qua trong lĩnh vực làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, Việt Luật chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những quy định về cấp giấp phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.
Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức được bảo lãnh cấp giấy phép lao động
Ngoài ra, luật pháp cũng quy định những đối tượng đủ năng lực để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cụ thể bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Ví dụ: Công ty cổ phần A (Được thành lập theo luật doanh nghiệp) và hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Có nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài với vị trí là Giám đốc kinh doanh khu vực hoặc các vị trí khác phù hợp với chuyên môn thì có quyền bảo lãnh xin giấy phép lao động cho cá nhân người nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
- Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đượcc ơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật; Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào nội dung hoạt động kinh doanh hoặc phạm vi hoạt động của tổ chức nếu phát sinh nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài thì có quyền đăng ký bảo lãnh để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trên đây là quy định về cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
- Giám đốc: Nguyễn Trọng Tấn
- Số điện thoại: 0973 826 829
- Email: info.vietluat@gmail.com
Trân trọng!
Xin chân thành cảm ơn.