Đối với doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên, trong quá trình làm thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cần tránh những sai sót không đáng có. Công ty sáp nhập là công ty TNHH 1 cần lưu ý những điểm dưới đây để quá trình hợp nhất được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Thủ tục sáp nhập đối với công ty TNHH 1 thành viên
Công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH 1 thành viên. Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
− Hợp đồng sáp nhập;
− Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
− Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
− Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;
− Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
− Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-5 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
− Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
Các mẫu tờ khai: |
2. Trình tự thực hiện:
− Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
− Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
− Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
− Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
− Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp.
(Quy định tại Điều 28, 195 Luật Doanh nghiệp và Điều 24 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP).
3. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trong quá trình nộp hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp xảy ra bất kỳ sai sót nào sẽ dẫn tới việc chuyên viên xử lý hồ sơ từ chối tiếp nhận. Như thế thời gian thực hiện thủ tục này sẽ bị trễ hơn dự kiến. Chỉ khi nào hồ sơ đạt chuẩn và được các chuyên viên thẩm định thì mới có hiệu lực.
5. Phí & Lệ phí:
Lệ phí được áp dụng theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC và Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ. Quý doanh nghiệp cần biết thêm thông tin chi tiết về các loại phí và lệ phí khi thực hiện thủ tục hợp nhất doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Hotline: 0973 826 829 để được hướng dẫn từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu trực tiếp cho chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT
Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: http://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info.vietluat@gmail.com