Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Vận tải là một trong những thế mạnh của Việt Luật. Trong bối cảnh ngày càng phát triển, nền kinh tế hội nhập, ngành vận tải ngày càng phát triển vượt bậc. Kéo theo các cá nhân, tổ chức mở công ty kinh doanh vận tải ngày càng rộng rãi. Thế nhưng, nhiều người khi có nhu cầu kinh doanh vận tải lại không biết làm giấy phép kinh doanh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này cùng Việt Luật như sau:
-
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Có thể hiểu đơn giản, giấy phép kinh doanh vận tải là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải.
Để cho các doanh nghiệp này đi vào kinh doanh một cách hợp pháp và đáp ứng mọi điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, các lĩnh vực bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
-
Để kinh doanh vận tải cần những điều kiện gì?
Hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô theo đúng quy định pháp luật
– Đảm bảo chất lượng, số lượng, niên hạn sử dụng phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh, phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của chính phủ.
– Có nơi đỗ xe phù hợp với hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, đảm bảo đúng các yêu cầu về an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
– Đảm bảo số lượng xe, nhân viên phục vụ trên xe sao cho phù hợp với phương án kinh doanh, phải có hợp đồng lao động đầy đủ bằng văn bản. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tận huấn nghiệp vụ an toàn giao thông, không sử dụng người lái xe đang trong thời gian cấm hành nghề.
-
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải
Hồ sơ làm giấy phép kinh doanh vận tải đối với hợp tác xã, doanh nghiệp gồm những giấy tờ chính như:
– Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
– Bản sao hoặc bản chính quyết định thành lập, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, quy định chức năng theo các điều kiện về an toàn giao thông.
Hồ sơ đối với hộ kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo Phụ lục I của nghị định 10/2020/NĐ-CP
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh vận tải nhanh nhất
Căn cứ vào Điều 19, Nghị định 10/2020/NĐ-CP để đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải được tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp tại cơ quan cấp giấy phép kinh doanh
Mỗi đơn vị kinh doanh vận tải đều cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sau khi bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền Nếu hồ sơ của bạn gặp thiếu sót sẽ được thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản để yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần sửa đổi hoặc bổ cung đến đơn vị kinh doanh vận tải.
Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
-
Cách tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải
Nhiều người vẫn chưa biết được cách tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải. Sau đây, Việt Luật sẽ chia sẻ về các bước tra cứu đơn giản nhất giúp bạn nắm được cách tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải.
Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Trong ô tìm kiếm ở phía bên trái phần trang chủ, bạn nhập mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế của doanh nghiệp vào, sau đó hệ thống sẽ cho ra kết quả bao gồm:
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, tên doanh nghiệp viết tắt
– Mã số doanh nghiệp vận tải
– Tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vận tải
– Ngày bắt đầu thành lập
– Loại hình pháp lý của doanh nghiệp
– Địa chỉ, trụ sở chính
– Ngành nghề kinh doanh
– Người đại diện theo pháp luật trên giấy đăng ký kinh doanh
Trên đây là toàn bộ thông tin về làm giấy phép kinh doanh vận tải được Việt Luật tổng hợp chi tiết và chính xác. Hãy đọc thật kỹ những thông tin này để nắm được các thông tin một cách cụ thể nhất. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về pháp lý doanh nghiệp được cập nhật mỗi ngày trên hệ thống website của chúng tôi.
Nếu bạn đang muốn tư vấn về giấy phép kinh doanh vận tải có thể liên hệ trực tiếp cho Việt Luật theo số Hotline: 0973 826 829 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.