Việc thành lập chi nhánh công ty Việt Nam tại Nước Ngoài đang diễn ra mạnh mẽ khi hàng loạt các doanh nghiệp Việt đang hướng ra thị trường quốc tế. Hàng năm theo thống kê có hàng ngàn công ty đăng ký thành lập chi nhánh mới.
Tuy nhiên việc đăng ký tương đối phức tạp. Để làm thủ tục bạn cần tham khảo một số thông tin sau:
Xem thêm:
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Mẫu thông báo thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài.
[vc_video link=”https://youtu.be/IRbFifsNiII” align=”center”]
Trình tự, thủ tục lập chi nhánh công ty ở nước ngoài.
Bước 1: Thành lập chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật nước ngoài (nơi đặt trụ sở của chi nhánh)
- Theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thì “Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
- Như vậy, để thành lập chi nhánh của công ty Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần phải đăng ký hoạt động cho chi nhánh theo quy định của pháp luật nước mà bạn muốn đặt trụ sở của chi nhánh. Sau đó tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ Thông báo thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan công chứng. Riêng doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành quốc tế thêm bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có chứng nhận của cơ quan công chứng.
- Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan quản lý ngành ở trung ương hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ quản (đối với doanh nghiệp Nhà nước).
Lưu ý: Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ Thông báo thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài:
Sau khi thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài, doanh nghiệp tiến hành gửi Thông báo về việc thành lập chi nhánh ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và xử lý thủ tục: 03 ngày làm việc.
Nhận kết quả:
Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ:
- Cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài phải có văn bản thông báo gửi tới doanh nghiệp trong vòng 03 ngày. Tính từ ngày nhận được hồ sơ.
- Cá nhân, tổ chức doanh nghiệp phải có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định nhà nước hiện hành để tiến hành hoàn tất thủ tục xin giấy phép thành lập chi nhánh ở nước ngoài.
Gọi ngay hotline 0973 826 829 của Việt Luật để được hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng với phương châm dịch vụ: chất lượng – hiệu quả – chi phí hợp lý.