Đăng ký tàu biển không thời hạn

Cập nhật thông tin mới nhất về đăng ký tàu biển không thời hạn. Điều khoản sửa đổi bổ sung của luật thay đổi thủ tục hồ sơ như thế nào?

Đăng-ký-tàu-biển-không-thời-hạn

Đăng ký tàu biển không thời hạn được thực hiện với điều kiện, thủ tục được bổ sung mới như thế nào? Các bước thực hiện, cách chuẩn bị hồ sơ sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ trong bài viết này của Việt Luật. 

Điều kiện thực hiện đăng ký tàu biển không thời hạn

  • Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
  • Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: Không quá 10 năm;
  • Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: Không quá 15 năm;
  • Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: Chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
  • Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại mục a không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại mục a không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần.
  • Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại mục a.

Cách thực thực hiện đăng ký tàu biển không thời hạn

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn 

a) Thành phần hồ sơ

– Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

– Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

– Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);

– Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

–  Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Trường hợp đăng ký tàu biển công vụ, chủ tàu nộp Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) thay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Cách thực thực hiện đăng ký tàu biển không thời hạn 

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Thời hạn giải quyết

Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan thực hiện:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đăng ký tàu biển;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan đăng ký tàu biển;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

Kết quả của việc thực hiện

Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.

Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Trên đây là những thông tin cần thiết khi thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc Đăng ký tàu biển không thời hạn. Liên hệ ngay chuyên viên pháp lý của Việt Luật để được tư vấn hỡ trợ nhanh nhất. Hotline 0973.826.829 của chúng tôi luôn sẵn sàng tiệp nhận hỗ trợ của quý khách hàng.

banner thành lập doanh nghiệp