Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam quy định mới

Đăng-ký-sáng-chế-theo-hiệp-ước-PCT-có-chỉ-định

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các sáng chế được tạo ra ngày càng nhiều để phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, việc bảo hộ quyền sáng chế được rất nhiều người quan tâm. Những sáng chế này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thế giới.

Trước đây, khi muốn sáng chế của mình được bảo hộ ở nước ngoài cần phải xin bảo hộ trực tiếp đến quốc gia mà mình muốn nhận được sự bảo hộ. Điều này tốn rất nhiều thời gian, chi phí. Kể từ khi hiệp ước PCT ra đời, những khó khăn này đã được giải quyết phần nào, thuận lợi hơn rất nhiều cho các tổ chức, cá nhân.

Dịch vụ hoàn thiện thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam uy tín – chuyên nghiệp – giá rẻ của Việt Luật giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0973.826.829 để được tư vấn miễn phí dịch vụ làm thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam nhanh chóng – trọn gói.

Trình tự thực hiện đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

– Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy…

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

– Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước:

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước.

Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

– Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

– Để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), người nộp đơn phải nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

– Người nộp đơn không được nộp đơn trực tiếp mà phải thông qua một đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Chi phí thực hiện

Việt Luật sẽ đưa ra chi phí trọn gói, dựa trên các thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp.

Chúng tôi cam kết thực hiện thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, không phát sinh các thủ tục khác, không tăng chi phí thực hiện.

Hãy liên hệ Hotline: 0973.826.829 để Việt Luật tư vấn, hỗ trợ bạn nhanh nhất.

banner thành lập doanh nghiệp