Cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động

Cập nhật mới nhất những điều khoản bổ sung sửa đổi của Luật về cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động. Dịch vụ trọn gói giá rẻ tối ưu chi phí, nhân lực với Việt Luật.

Cấp giấy phép xuất khẩu lao động là một thủ tục thiết yếu trong giai đoạn hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bắt buộc phải đảm bảo đủ điều kiện để được cấp phép. Toàn bộ thông tin pháp lý mới nhất về điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp phép sẽ được cung cấp trong bài viết này của chúng tôi.

Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều người lựa chọn ra nước ngoài để làm việc, lập nghiệp nhằm nâng cao thu nhập và học hỏi trao đổi kinh nghiệm của nước ngoài.

Tuy nhiên đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh ngành nghề này doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
  • Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  • Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục thực hiện xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
  4. Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
  5. Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  6. Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  7. Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  8. Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:

    • Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
    • Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
    • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Việt Luật

Với dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Việt Luật khách hàng sẽ nhận được gì?

+ Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói tiết kiệm chi phí cho khách hàng

+ Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý theo đúng tiêu chuẩn quy định mới của luật

+ Mang tới cho khách hàng đội ngũ chuyên viên luật giàu kinh nghiệm và tận tâm

+ Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và nhân sự trong xử lý xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Việt Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí qua Hotline: 0973 826 829. Gọi ngay để được chuyên viên pháp lý của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất tới quý khách hàng.

banner thành lập doanh nghiệp