Luật doanh nghiệp 2014 ra đời và chính thức có hiệu lực từ 01/07/2015, những quy định về hồ sơ thủ tục cũng như trình tự thành lập doanh nghiệp có những bổ sung thay đổi như thế nào? Viet Luat Co., Ltd sẽ giúp bạn tìm hiểu đáp án cho câu hỏi này.
4 bước thành lập doanh nghiệp theo luật 2014:
Theo luật 2014, thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ có 4 bước cơ bản như: chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp; thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp và xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên.
- CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên.
Tài liệu khác.
Giấy ủy quyền cho văn phòng luật sư thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Đây là sự thay đổi trong luật mới so với luật cũ. Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 5 ngày (luật cũ) xuống 3 ngày (luật mới) làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ).
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Trong đó phải theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định, nhưng theo luật doanh nghiệp mới nhất thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như luật cũ, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Vì vậy, sau khi đã hoàn thành hai thủ tục nói trên, doanh nghiệp ủy quyền cho văn phòng luật sư hoặc có thể trực tiếp đến cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình. Nội dung con dấu phải có: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành con dấu và trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp phải gửi mẫu con dấu đến Phòng đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhân cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia và thông báo về về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
Trong từng bước thực hiện, sẽ có vướng mắc, khó khăn. Hãy gọi cho Việt Luật Co., Ltd khi bạn cần, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí tới khách hàng.
Viet Luat Co.,Ltd cam kết luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Nếu quý doanh nghiệp, cá nhân có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn miễn phí Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2014, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT
Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: http://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info@tuvanvietluat.com.vn