So sánh công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên

Việt Luật tư vấn thành lập doanh nghiệp
Luật sư Việt Luật đang tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng

1. Điểm giống nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên đều có những đặc điểm dưới đây:

− Đều có tư cách pháp nhân

  • Đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn góp của mình (Khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 63);
  • Không được phép phát hành cổ phiếu;
  • Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

− Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu của Công ty;

− Quy chế pháp lí thành viên :Có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại điều 44 (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và điều 66 (đối với công ty TNHH một thành viên).

− Vốn và chế độ tài chính :Thủ tục thành lập, giải thể và phá sản như nhau.

2. Sự khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên
Số lượng thành viên Do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ Số lượng thành viên từ 2 cho tới tối đa không vượt quá 50. Thành viên có thể vừa là tổ chức, vừa là cá nhân
Vốn Tăng
  • Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm
  • Huy động thêm vốn góp của người khác.

(Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng kí chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trongthời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.)

  • Tăng vốn góp của thành viên.
  • Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Giảm Không được giảm vốn điều lệ. Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
Chuyển nhượng Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
  • Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44;
  • Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty;
  • Muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
  • Trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán, thành viên muốn.

Cơ cấu

Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất bỏ vốn là có quyền quyết định cao nhất.

  • Có kiểm soát viên đôí với chủ sỡ hữu là tổ chức. không có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là cá nhân;
  • Nếu không cần thiết thì Hội đồng thành viên không cần họp cũng được vì chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất.

Hội đồng thành viên: cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

  • Lập ban kiểm soát;
  • Hội đồng thành viên ít nhất họp mỗi năm 1 lần.

Dựa vào kết quả so sánh trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:

Công ty TNHH 1 thành viên còn tồn tại những hạn chế như: số lượng thành viên, vấn đề tăng, giảm vốn tức là chỉ được tăng vốn điều lệ không được giảm vốn; ngành nghề và hình thức chuyển đổi.

Việc huy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Bạn cần biết thêm thông tin về công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, liên hệ ngay với Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất.

>>> HOTLINE: 0973 826 829 <<<

Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info.vietluat@gmail.com

banner thành lập doanh nghiệp