Mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH

Mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH của người lao động là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết chúng tôi cung cấp dưới đây để cập nhật những thông tin chính xác và mới nhất:

  1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

  • Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 QĐ 595/QĐ-BHXH hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất

+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+  Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

  • Người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hàng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+  Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

+ Hợp đồng cá nhân.

  • Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
  • Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị 

  • Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 QĐ 595/QĐ-BHXH như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

  • Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động là  người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
banner thành lập doanh nghiệp