Các bước thành lập công ty ở Hà Nội

Cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-o-Ha-Noi
Cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-o-Ha-Noi

Bạn đang cần thông tin về các bước thành lập công ty ở Hà Nội, Việt Luật là đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp – uy tín tại Hà Nội, sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ về những thủ tục này trong bài viết sau đây:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

==> Lưu ý cần biết:

Kể từ ngày 11/9/2017 theo thông báo số 788/TB-KH&ĐT ngày 07/09/2017 của UBND thành phố Hà Nội, tại Hà Nội áp dụng 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng (www.dangkykinhdoanh.gov.vn). Đối với tất cả thủ tục hành chính có thể nộp qua mạng thì bắt buộc tổ các cá nhân, tổ chức phải nộp qua mạng.

Để thành lập doanh nghiệp các bạn cần thực hiện đầy đủ 12 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Bước 8: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43

Bước 9: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).

==> Lưu ý trong bước này: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

==> Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 10: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Bước 11: Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, hãy liên hệ tới Tư vấn Việt Luật để viêc thành lập công ty nhanh chóng và dễ dàng hơn.

banner thành lập doanh nghiệp