Làm thế nào để doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?

nợ xấu
Nợ xấu giết chết cả doanh nghiệp

Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017. Theo đó, cách xác định nợ xấu được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết với hai phương pháp là định lượng và định tính. Nhằm loại bỏ rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp, Tư vấn Việt Luật đưa ra cách xác định nợ xấu tổng quan như sau:

Khoản nợ được xác định là nợ xấu khi thuộc một trong các nhóm nợ sau:

1. Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn.

  • Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
  •  Nợ gia hạn lần đầu.
  •  Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
  •  Các khoản nợ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng 2010 chưa được thu hồi trong thời hạn dưới 30 ngày.
  • Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  •  Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 3 hoặc đánh giá có khả năng tổn thất.
  •  Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.
  •  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  • Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày đến 90 ngày.

2. Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ

  •  Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
  •  Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
  • Các khoản nợ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng 2010 chưa được thu hồi trong thời hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
  •  Nợ quá thời hạn thu hồi 60 ngày theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  •  Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 4 hoặc đánh giá có khả năng tổn thất cao.
  •  Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.
  •  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  •  Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 90 ngày đến 180 ngày.

3. Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày.
  •  Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai cũng quá hạn thời hạn trả nợ.
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  •  Các khoản nợ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng 2010 chưa được thu hồi trong thời hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
  •  Nợ quá thời hạn thu hồi 60 ngày theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  •  Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 5 hoặc đánh giá là không còn khả năng thu hồi vốn, mất vốn.
  •  Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.
  •  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  •  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai.
  •  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ ba trở lên còn trong hạn hoặc đã quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  • Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi trên 180 ngày.

Kết Luận:

Nợ xấu sẽ được hệ thống của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất kể từ ngày khoản vay được xác nhận là nợ xấu. Khi đã rơi vào tình trạng nợ xấu thì doanh nghiệp rất khó để tiếp tục vay vốn. Tư vấn Việt Luật xin đưa một số lời khuyên như sau giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng nợ xấu như sau:

  •  Nắm chắc các quy định pháp luật về xác định nợ xấu.
  •  Cân nhắc thật kĩ khả năng tài chính, mức trả nợ hàng tháng của doanh nghiệp.
  •  Không chủ quan về thời gian trả nợ.
  •  Thỏa thuận kĩ về trách nhiệm trả nợ khi vay chung.
  •  Lên kế hoạch trả hàng tháng khi công việc phải thường xuyên đi công tác.
  •  Luôn theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
banner thành lập doanh nghiệp