Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp là cơ quan nào?

Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp là cơ quan nào? tìm hiểu ngay thông tin để nắm rõ thủ tục pháp lý mói nhất

Hỏi: Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp là cơ quan nào?

Theo quy định hiện nay tại Điều 119 bộ luật lao động năm 2019 về Đăng ký nội quy lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
  • Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.

Như vậy nếu danh nghiệp của bạn sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng LĐTB&XH) thực hiện việc đăng ký nội quy lao động.

Hỏi: Tôi chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động, vậy ngoài đơn vị sử dụng lao động nơi tôi đang làm việc, tôi có thể nhận chế độ tại đâu?

Với nội dung câu hỏi trên chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Theo quy định tại Quyết định 777/QĐ-BHXH năm 2019, các bước làm thủ tục hưởng chế độ thai sản bao gồm:

Thứ nhất: Bạn phải nộp hồ sơ

sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ từ phía người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách  và nộp cùng bộ hồ sơ tới Cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Thứ hai: Cơ quan BHXH giải quyết và chi trả chế độ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản. Người lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể nhận trợ cấp thông qua một trong các hình thức:

  • Trực tiếp qua tài khoản ATM của người lao động.
  • Thông qua đơn vị sử dụng lao động.
  • Nhận trợ cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như thôi việc trước thời điểm sinh con.

Như vậy hiện nay bạn có thể nhận chế độ ốm đau, thai sản bằng trực tiếp qua tài khoản ATM của người lao động, Thông qua đơn vị sử dụng lao động, Nhận trợ cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như thôi việc trước thời điểm sinh con.

Tôi cần đến đâu để đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu?

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH về cấp thẻ bảo hiểm y tế thì Tùy theo nơi ở, bạn sẽ nộp hồ sơ ở cơ quan cấp khác nhau:

  • Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Như vậy nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thì sẽ nộp hồ sơ ở cấp huyện cấp còn nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

banner thành lập doanh nghiệp