Tổng Hợp Một Số Câu Hỏi Về Thành Lập Công Ty TNHH 2 Thành Viên

Thời gian gần đây, Việt Luật nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Thành lập công ty

  1. Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trong bao lâu

Nhiều cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty TNHH 2 thành viên thường thắc mắc về thời gian giải quyết hồ sơ.

Theo đó, nếu bạn nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH 2 thành viên tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thì hồ sơ sẽ được giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc. Sau đó, thì cơ quan sẽ thông báo về hồ sơ của bạn.

Trường hợp thiếu văn bản, cần bổ sung và sửa đổi theo quy định hoặc từ chối nhận hồ sơ thì sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cũng như nêu rõ các lý do về hồ sơ của bạn.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu và được chấp thuận thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy chứng nhận về cho doanh nghiệp của bạn.

Thời gian thành lập công ty

  1. Thành lập công ty TNHH 2 thành viên gặp khó khăn gì?

Trong quá trình thành lập công ty, không ít thì nhiều bạn cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Theo đó, có 2 khó khăn cơ bản khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên như sau:

– Đối với các cá nhân hay tổ chức chưa có nhiều kinh nghiệm khi làm việc với cơ quan nhà nước sẽ không biết cách xử lý trong các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị sai so với các thông tin được kê khai trước đó, giải quyết hồ sơ chậm…

– Thường thì việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên rất phức tạp. Nó được thực hiện theo đúng trình tự và phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Các hồ sơ, chứng từ phức tạp bao gồm nhiều văn bảo luật nhằm mục đích nắm bắt một cách hệ thống. Và để hiểu chi tiết về vấn đề này quả thật không hề đơn giản.

Đó là 2 khó khăn lớn nhất đối với những cá nhân hay tổ chức nào đang có ý định thành lập công ty TNHH 2 thành viên. Khi gặp phải khó khăn này thông thường bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Chính vì thế, bạn phải khắc phục để có được kết quả tốt nhất tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình thành lập công ty TNHH 2 thành viên.

  1. Cần lưu ý những gì khi thành lập TNHH 2 thành viên?

Thứ nhất, cần lưu ý về chủ thể thành lập công ty

– Cá nhân từ đủ 18 tuổi có đủ năng lực hành vi dân sự, tổ chức có tư cách pháp nhân

– Theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, chủ thể thành lập công ty không thuộc các đối tượng bị nhà nước ngăn cấm

– Về số lượng thành viên bắt buộc phải 02 thành viên cùng tham gia góp vốn, số lượng thành viên tham gia góp vốn không vượt quá 50 người.

Thứ hai, tên công ty

Khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên, bạn cũng cần lưu ý về tên công ty

– Tên tiếng việt của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng

– Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành

– Tên doanh nghiệp phải gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.

Thành lập công ty

Thứ ba, lưu ý về ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật cho phép. Phải đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ);

Với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh phải được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị phần vốn của các thành viên cam kết góp chung và ghi theo điều lệ công ty

Với các ngành nghề không yêu cầu thì các thành viên tự quyết định và đăng ký số vốn của doanh nghiệp

Thứ năm, trụ sở chính của công ty

Trụ sở chính của công ty là địa chỉ liên lạc và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính có thư điện tử, số điện thoại, số fax. Trụ sở công ty không được sử dụng nhà tập thể, căn hộ chung cư.

Thứ sáu, Người đại diện của công ty theo pháp luật

Người đại diện của công ty là cá nhân đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch cho doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Cùng với đó, phải đảm bảo ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Thứ bảy, lưu ý về các thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên, bạn cần tiến hành thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp như:

  • Khắc con dấu công ty.
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • In và đặt in hóa đơn.

Vừa rồi là tổng hợp một số câu hỏi về thành lập công ty TNHH 2 thành viên mà Việt Luật đã giải đáp cho bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thành lập công ty. Nếu bạn cần tư vấn thành lập công ty TNHH 2 thành viên, có thể liên hệ cho Việt Luật theo số hotline 0973.826.829 để được hỗ trợ.

Hãy theo dõi các bài viết khác trên hệ thống website của Việt Luật để có được nhiều thông tin hữu ích nhé!

banner thành lập doanh nghiệp