Quy Trình Thủ Tục Thành Lập Hộ Kinh Doanh Nhanh Nhất

Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế nước nhà cũng có nhiều chuyển biến, nhu cầu kinh doanh ngày càng nhiều. Khi bạn đã có sẵn lượng khách hàng và đối tác thì việc thành lập hộ kinh doanh là vô cùng cần thiết. Thế nhưng quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào. Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Việt Luật

quy trình thành lập hộ kinh doanh

  1. Các bước tiến hành thành lập hộ kinh doanh

Để thành lập hộ kinh doanh, bạn cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức, người đại diện gửi hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật

– Theo Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp, tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp đúng quy định

– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo đúng quy định

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh biết được.

  1. Những hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

– Bản sao CMND, CCCD của các cán bộ tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện đăng ký hộ kinh doanh

– Đối với một tổ chức thành lập, cần phải có biên bản họp cá nhân, tổ chức về việc thành lập hộ kinh doanh Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, thư điện tử, số fax

– Ngành, nghề kinh doanh

– Số lượng nhân sự

– Số vốn kinh doanh

– Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh được ký trực tiếp

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y bản chính.

– Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện

  1. Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh

Khi thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một hộ kinh doanh trên toàn quốc. Trường hợp đã từng thành lập hộ kinh doanh mà không thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp thì cũng không thể thành lập hộ kinh doanh mới.

Thành lập hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Quy trình thành lập hộ kinh doanh

Trường hợp, nếu chủ hộ kinh doanh có nhu cầu thành lập công ty TNHH và công ty cổ phần thì không hạn chế.

Thứ hai, các khoản thuế khi thành lập hộ kinh doanh. Thuế đối với hộ kinh doanh là thuế giá trị gia tăng và thuế khoản không được khấu trừ khi bán hàng. Do đó, đối tác cần cân nhắc khi mua hàng hóa, sản phẩm của hộ kinh doanh.

Thứ ba, địa điểm kinh doanh, một hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, bạn phải chọn địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại

Với những thông tin về quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh vừa rồi của Việt Luật. Phần nào đó đã giúp bạn những thủ tục bạn cần chuẩn bị trong quá trình thành lập hộ kinh doanh. Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh thì hãy liên hệ ngay theo số hotline 0973.826.829 để được hỗ trợ nhanh nhất.

banner thành lập doanh nghiệp