Bất kỳ doanh nghiệp nào bắt đầu hoạt động đều cần phải nộp thủ tục và các báo cáo cần thiết lên cơ quan chức năng, đặc biệt là báo cáo tài chính. Đây được xem là cơ sở để làm việc với cơ quan thuế. Thế nhưng, doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính hay không? Cùng Việt Luật tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
-
Tầm quan trọng của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai. Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp mới thành lập. Bản báo cáo tài chính càng chi tiết và cụ thể thì càng đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp trong một năm hoạt động.
Lợi ích của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Báo cáo tài chính cuối năm là cụm từ quen thuộc đối với doanh nghiệp khi bước chân vào kinh doanh, nó giúp doanh nghiệp:
– Nắm được công nợ, các khoản vay đến hạn phải trả
– Biết được các nguồn lực để mở rộng sản xuất kinh doanh
– Chủ động trong nghĩa vụ tài chính cần thanh toán
– Hiểu rõ tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
– Dựa vào bản báo cáo tài chính để lên kế hoạch và điều hành doanh nghiệp.
– Biết được các nguồn lực mở rộng sản xuất kinh doanh.
Lợi ích của báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư
Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng, tình hình tài chính, khả năng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, thấy được những yếu tố quan trọng để ra quyết định đầu tư.
Qua đó, doanh nghiệp nên theo dõi báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh thay đổi như thế nào. Để có phương án cải thiện và đưa ra những giải pháp toàn diện khắc phục hiệu quả.
-
Doanh nghiệp mới thành lập có phải lập báo cáo tài chính hay không?
Đối với các doanh nghiệp thành lập trước 1/10
Căn cứ vào Luật Kế toán số 03/2003/QH11 tại Điều 13 quy định về kỳ kế toán như sau:
Nếu kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được gộp thành chung 1 kỳ kế toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập trước 1/10, tức là còn ít nhất 90 ngày thì mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại, vì thế doanh nghiệp không được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau.
Đối với các doanh nghiệp thành lập sau 1/10
Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau 1/10, tức là còn nhiều nhất 90 ngày mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại (thời gian hợp lệ để gộp báo cáo tài chính theo quy định), vì thế doanh nghiệp được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau đó.
-
Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế bao gồm những gì?
Những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn loay hoay trong các thủ tục và hồ sơ cần nộp cho cơ quan thuế. Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế gồm những giấy tờ như sau:
Thứ nhất, các tờ khai quyết toán thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Thứ hai, bộ báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối tài khoản
Thứ ba, các phụ lục đi kèm:
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
-
Những nội dung báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Tài sản
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
- Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
- Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Với những chia sẻ vừa rồi của Việt Luật về doanh nghiệp có phải báo cáo tài chính hay không, chắc hẳn bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho quá trình làm doanh nghiệp của mình. Chúng tôi hy vọng sẽ chia sẻ nhiều kiến thức hơn nữa giúp bạn hoàn thiện bộ máy doanh nghiệp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến báo cáo tài chính hãy liên hệ cho Việt Luật qua số hotline 0973.826.829 để được hỗ trợ.