7 Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Thành Lập Công Ty Có Thể Bạn Chưa Biết

Nhiều người vẫn đang thắc mắc, tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Thành lập doanh nghiệp mang lại lợi ích gì? Thực tế, việc thành lập doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích mà một số quy mô kinh doanh tự do không có được. Cùng Việt Luật tìm hiểu 7 lợi ích khi thành lập doanh nghiệp ngay sau đây.

Lợi ích khi thành lập công ty

  1. Tại sao nên thành lập công ty?

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển, việc thành lập doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh của mình chuyên nghiệp hơn, phát triển lớn hơn thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.

Theo đó, khi thành lập doanh nghiệp, bạn hoàn toàn an tâm vì hoạt động kinh doanh, sản xuất của bạn được nhiều người biết đến hơn. Bạn sẽ được tin tưởng hơn nhờ được pháp luật công nhận và quản lý.

Đây là hai lý do cơ bản nhất giúp bạn hiểu được tại sao phải thành lập doanh nghiệp. Hơn nữa thành lập doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho những ai đang hoạt động kinh doanh.

Lợi ích khi thành lập công ty

  1. Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp

Để biến những ý tưởng kinh doanh trên giấy thành hiện thực đó là cả một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị các thủ tục thành lập công ty.  Làm thế nào để các họa động kinh doanh không bị vướng vào những quy định của pháp luật. Đây là quá trình mất khá nhiều thời gian và công sức. Thế nhưng, đổi lại bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

  1. Được pháp luật bảo vệ

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới sự bảo vệ của pháp luật. Các cá nhân, tổ chức sẽ có quyền quyết định và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp.

Việc thành lập doanh nghiệp cũng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển, nhân rộng quy mô, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

  1. Thu được lượng khách hàng tiềm năng

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của bạn sẽ được công bố rộng rãi trên thị trường khi thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ được nhiều người biết đến. Từ đó, những khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến doanh nghiệp của bạn.

  1. Được phép kinh doanh trong các ngành nghề đặc trưng

Khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ có công ty của riêng mình. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có tài khoản, tên riêng, giấy phép đăng ký kinh doanh, trụ sở giao dịch đúng theo các quy định của pháp luật.

Bạn cũng có thể chỉ kinh doanh online mà không cần phải thành lập doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn sẽ không thể mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất, tên thương hiệu của bạn cũng dễ dàng bị đánh cắp mà không có quyền khiếu nại.

Hơn nữa, một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ nghề mới được phép hoạt động kinh doanh.

  1. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Khi và chỉ khi bạn quyết định thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn mới có mã số thuế, mã số doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh với tư cách pháp nhân.

Nhà nước đã và đang công nhận chức năng kinh doanh ngành nghề đã đăng ký, doanh nghiệp đã có vốn. Từ đó, giúp tăng sự uy tín của doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của công ty.

  1. Xuất hóa đơn

Thực tế, khi thành lập doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn trong khi cá nhân khi kinh doanh sẽ không thể thực hiện được công việc này. Và phần lớn các đối tác muốn thực hiện các giao dịch khi được xuất hóa đơn và xuất trình đầy đủ.

banner thành lập doanh nghiệp