Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có thủ tục hành chính về giải thể doanh nghiệp. Dưới đây, tư vấn Việt Luật sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

tư vấn thay đổi tên công ty

Tư vấn Miễn Phí: 0973 826 829 

1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp, ta cần biết về các trường hợp giải thể được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014:

a) Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, một trong các trường hợp giải thể doanh nghiệp là giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.  Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.

b) Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục

Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty khác nhau. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

d) Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm giấy “thông hành” để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình trên thị trường cũng như xác lập các quan hệ pháp lý với cơ quan nhà nước.

Do vậy, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không còn được công nhận về địa vị pháp lý và không còn được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định 5 trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Các điều kiện giải thể doanh nghiệp

Vấn đề mấu chốt trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được thực hiện bằng các giải pháp như: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng; chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Như đã nói ở trên, giải thể doanh nghiệp có hai trường hợp là giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc. Nhưng cho dù là giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc thì điều kiện đặt ra là doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của mình. Đây là quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền, lợi ích của những người có liên quan tới doanh nghiệp như người lao động trong doanh nghiệp hay các chủ nợ.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình giải thể doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc cụ thể nhất.

Trân trọng!


Việt Luật Co.,Ltd cam kết luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Nếu quý doanh nghiệp, cá nhân có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: http://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info@tuvanvietluat.com.vn

banner thành lập doanh nghiệp