Các sai phạm trong lĩnh vực lao động mà doanh nghiệp dễ mắc phải

Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thường vi phạm quy định trong lĩnh vực lao động – tiền lương dẫn đến bị xử phạt hành chính. Hãy cùng Tư vấn Việt Luật điểm lại những hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực lao động và mức xử phạt đối với Doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

1. Thực hiện thử việc sai quy định pháp luật

Bao gồm các hành vi như:

  •  Yêu cầu NLĐ thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
  •  Thử việc quá thời gian quy định;
  • Trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
  •  Kết thúc thời gian thử việc, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với NLĐ.

==> Theo đó, mức tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và người sử dụng lao động buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm trên.

2. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Người sử dụng lao động thực hiện hành vi trên thì bị phạt tiền từ lên đến 25.000.000 đồng, đồng thời, buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ đối với hành vi vi phạm nêu trên.

3. Trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

  • Mức phạt cao nhất lên đến 75.000.000 đồng cho hành vi vi phạm trên. Ngoài ra, người sự dụng lao động còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Đồng thời, người sử dụng lao động buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

4. Trả lương trễ, không trả đủ tiền lương làm thêm, làm ban đêm

Mức phạt tiền cao nhất lên đến 50.000.000 đồng cho hành vi trên và các hành vi như:

  •  Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  •  Tiền lương ngừng việc cho người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
  •  Khấu trừ tiền lương của người sử dụng lao động không đúng quy định của pháp luật;
  • Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao độngchưa nghỉ hàng năm

==> Theo đó, người sử dụng lao động buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

5. Phạt tiền, cắt lương của người lao động

Hành vi trên cùng những hành vi như: Xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động; Xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi không được quy định trong nội quy lao động thì mức phạt cao nhất là 15.000.000 đồng.

Đồng thời người sử dụng lao động buộc phải hoàn trả khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

6. Không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định pháp luật

  • Theo đó, người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì bị phạt đến 5.000.000 đồng.
  • Đồng thời người sử dụng lao động có vi phạm quy định về nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết thì mức phạt cao nhất là 15.000.000 đồng.

7. Không tổ chức đối thoại định kỳ 03 tháng 01 lần tại nơi làm việc

Theo đó, người sử dụng lao động  có thể bị phạt tiền từ lên đến 5.000.000 đồng nếu không tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định đồng thời nếu không bố trí địa điểm và điều kiện vật chất cho việc đối thoại thì mức phạt cao nhất là 1.000.000 đồng.

8. Cho NLĐ làm quá 12 tiếng trong ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần

  • Mức phạt cao nhất lên đến 50.000.000 đồng cho hành vi trên đồng thời người sử dụng lao động có thể bị đình chỉ hoạt động đến 03 tháng.
  • Ngoài ra, việc buộc người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000 đồngtrừ một số trường hợp quy định tại điều 107 Bộ Luật Lao động.

==>Lưu ý quan trọng:

Theo quy định của pháp luật về Lao động thì mức phạt tiền được nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

banner thành lập doanh nghiệp