8 lý do khiến bạn chưa được mức lương mong muốn. Không ai muốn mình có một mức lương chưa được như mong muốn cả, tuy nhiên không phải ai cũng có lương cao.

1. Bạn đã không đàm phán thành công khi bạn được tuyển dụng.

Có rất nhiều cách đàm phán về lương khi nhận được lời đề nghị làm việc. Một vài người chấp nhận ngay lập tức, một số cố gắng để có thêm một chút tiền, một số khác cố gắng để có thêm nhiều tiền – và một vài người trong số họ đã đạt được mục tiêu. (Thật không may, yêu cầu tăng lương của bạn sẽ không được đáp ứng hoàn toàn sau khi bạn đã yên vị tại vị trí; điều này không bao giờ dễ dàng giống như lúc đàm phán khi bạn vừa mới nhận việc.)

2. Bạn không chắc chắn rằng khả năng trong công việc của bạn được thể hiện rõ ràng.

Bạn có thể làm tốt công việc trong công ty, nhưng nếu người phụ trách không biết điều đó thì mức lương bạn nhận chắc chắn sẽ không tương ứng với thành quả bạn đạt được.

Đừng ngại ngần trong việc chứng tỏ khả năng của bạn với quản lý của mình, cho dù nó là một thông tin phản hồi tốt từ khách hàng, một vấn đề nan giải mà bạn đã giải quyết được trước khi nó “nổ tung”, hoặc một biện pháp giúp tiết kiệm chi phí bạn đã thực hiện được.

3. Bạn chưa từng cố gắng yêu cầu mức lương cao hơn.

Nhiều người chỉ đợi người tuyển dụng chủ động tăng lương và đơn giản là chấp nhận, thậm chỉ ngay cả khi mức lương mới làm họ thất vọng. Đôi khi, việc nhận thêm tiền đơn giản như là yêu cầu điều đó, nhưng bạn thực sự cần yêu cầu điều đó.

4. Bạn nghĩ rằng chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.

Chỉ đơn thuần là hoàn thành công việc được giao thì sẽ không đủ để bạn xứng đáng nhận được mức tăng lương đáng kể. Mức tăng lớn chỉ dành cho những ai hoàn thành vượt qua mức yêu cầu tối thiểu.

5. Bạn đảm nhận thiếu trách nhiệm.

Việc tăng một mức lương lớn không được quyết định chỉ bởi vì một năm đã qua đi trong khi bạn làm cùng một công việc. Việc tăng lương là sự công nhận rằng bạn đang đóng góp ở một mức độ cao hơn đáng kể so với thời điểm ấn định mức lương trước đây. Việc tăng lương cho biết rằng “công việc của bạn hiện nay mang giá trị lớn hơn đối với chúng tôi”.

Vậy bạn cần chắc chắn rằng điều đó là sự thực trước khi bạn quyết định yêu cầu tăng lương.

6. Bạn rất khó hợp tác cùng.

Nếu bạn bảo thủ, là một người hay nổi cáu, tiêu cực, là một người luôn luôn phàn nàn, hoặc nói cách khác, nếu bạn là một người khó để làm việc cùng, có thể sự khó chịu của bạn chưa đủ để khiến bạn bị sa thải. Không một ai sẵn lòng đi chệch lối để giữ bạn, điều đó bao gồm cả việc tăng thù lao cho bạn.

7. Các kĩ năng của bạn trên thị trường hiện nay không đáng giá nhiều như bạn nghĩ.

Nếu bạn không biết những kinh nghiệm và kĩ năng bạn có mang lại điều gì trong thị trường lao động hiện nay thì bạn có thể đánh giá quá cao những gì mà khả năng của bạn xứng đáng được nhận.

Hãy tìm hiểu những chuẩn mực/định mức ngành đối với công việc cụ thể của bạn trong khu vực và xem mức lương của của bạn đang ở đâu so với mặt bằng chung.

8. Bạn không “cao giá” như bạn nghĩ.

Có rất nhiều người đánh giá quá cao thành tích và giá trị riêng của họ đối với công ty – tưởng tượng rằng công ty sẽ sụp đổ nếu họ rời đi, nhưng thực tế thì công ty vẫn tiếp tục phát triển.

Giả sử rằng bạn là quản lý của chính bạn, vậy thành tích nào sẽ khiến bạn thực sự bị ấn tượng, hoặc điều gì khiến cho quản lý của bạn chìm trong nỗi buồn nếu bạn rời đi. Nếu chính bạn không thể đưa ra đủ lý do thuyết phục thì quản lý của bạn cũng không thể.

Tổng kết:

Nếu bạn không muốn mức lương của bạn, hãy nói với sếp về những việc bạn cần hoàn thành để kiếm nhiều hơn. Cuộc đối thoại có thể dẫn đến thông tin phản hồi có giá trị, có thể giúp bạn khám phá ra một con đường vững chắc đến gần hơn với mức lương bạn mong muốn.

Nếu sếp bạn không “nhúc nhích”, bạn hoàn toàn có thể từ bỏ và tìm những lời đề nghị khác trên thế giới dành cho bạn. Bạn có thể tìm thấy một công việc bạn thích hơn – hoặc có thể bạn vẫn quyết định rằng mình sẽ ở lại.

banner thành lập doanh nghiệp