5 Bước xây dựng hệ thống “Bộ nhận diện thương hiệu” nhất quán cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là chiến lược tồn tại và phát triển của cả doanh nghiệp lớn và nhỏ. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp đi lạc hướng trong quá trình đó, thậm chí chính họ cũng đang không nhận ra. Làm thế nào để không đánh mất định vị trong quá trình xây dựng thương hiệu? Làm thế nào để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có? Tuân thủ 5 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán sau đây, tất cả sẽ trong tầm kiểm soát của bạn.

1. Xác định tại sao phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán.

Trước tiên, hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán là gì? Là hệ thống toàn diện nhằm chuẩn hoá hình ảnh, logo của thương hiệu, chuẩn phối hợp màu sắc, font chữ, kích thước để thương hiệu luôn có sự đồng nhất trong thiết kế tạo ra những đặc điểm riêng biệt, giúp người nhìn nhận biết, phân biệt thương hiệu mình với hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường.

Tại sao phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán?

Dưới đây là một số các lý do chính:

Dễ dàng nhận biết: Các yếu tố tạo nên thương hiệu thống nhất về định nghĩa giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu.

Sự chuyên nghiệp: Khi tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu cùng hoạt động trong hệ thống thống nhất nhằm phục vụ một sứ mệnh chung của thương hiệu, đó là sự chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp giúp nâng cao uy tín thương hiệu trong mắt đối tác, nhà đầu tư.

Tạo niềm tự hào cho nhân viên: Giúp cho nhân viên của toàn công ty ở tất cả các phòng ban hiểu được mình đang làm gì và phải làm gì nhằm xây dựng mục tiêu sứ mệnh thương hiệu chung.

Quảng bá hiệu quả thương hiệu: Khi có một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán bạn sẽ dễ dàng mô tả được bạn là ai, dễ dàng lập ra chiến lược marketing và điều chỉnh chiến lược trong suốt quá trình.

Thương hiệu không chỉ là tên và logo. Thương hiệu là cả một hệ thống nhận diện nhất quán. Nhất quán giúp bạn có được đường lối rõ ràng, chiến lược khoa học và sự cương định trong quá trình xây dựng thương hiệu.

2. Xây dựng bộ BRAND GUIDELINE.

Bộ Brand Guideline là gì?

Bộ Brand Guideline là bản hướng dẫn chi tiết mà căn cứ vào đó để thiết kế các ấn phẩm truyền thông gồm bao bì, các trang thiết bị, vật phẩm bán hàng, ấn phẩm văn phòng, đồng phục, website, các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing đúng quy cách.

Vì sao cần xây dựng bộ Brand Guideline?

Bộ Brand Guideline thực tế, hình ảnh hóa phương hướng, đường lối phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu. Nó như một bản Hiến Pháp giúp giúp nội bộ công ty cũng như đối tác, các nhà tổ chức, tổ chức quảng cáo… thống nhất cách thức tiếp cận, sáng tạo, truyền thống thương hiệu theo một quy chuẩn có sẵn mà không làm sai lệch thông điệp công ty.

Bộ Brand Guideline bao gồm các quy chuẩn gì?

Các quy chuẩn của bộ Brand Guideline bao gồm:

Sứ mệnh thương hiệu.

Định vị giá trị và sự khác biệt của thương hiệu.

Quy chuẩn về thiết kế logo và cách sử dụng logo (những trường hợp nên và không nên).

Màu sắc thương hiệu.

Font chữ.

Phong cách hình ảnh.

Định dạng truyền thông.

Thiết kế các ấn phẩm truyền thông như bao thư, danh thiếp, profile công ty, đồng phục, văn phòng, email, biển quảng cáo, quầy bán hàng…

Thiết kế bộ Brand Guideline là công việc cực kỳ quan trọng vì nó định hướng toàn bộ quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu theo một quỹ đạo thống nhất.

3. Phổ biến bộ BRAND GUIDELINE trong nội bộ công ty và các đối tác.

Xây dựng thương hiệu không phải là nhiệm vụ của riêng phòng marketing, đó là sứ mệnh của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Việc nắm bắt rõ bộ brand guideline, do đó, không chỉ ở phòng marketing mà còn nó phải bao trùm toàn bộ trong và ngoài doanh nghiệp:

BỘ BRAND GUIDELINE

BỘ BRAND GUIDELINE

Phòng kinh doanh/bộ phận chăm sóc khách hàng: Cung cấp cho họ đủ thông tin, sự tự tin và cách để giới thiệu giá trị thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng.

Phòng sản xuất: Giúp họ định hình cách thiết kế sản phẩm và đóng gói theo quy chuẩn nhận diện thương hiệu.

Các đơn vị tư vấn hoặc Freelancer: Giúp họ nhanh chóng nắm bắt được cách phong cách và tiếng nói thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Các đối tác tiềm năng: Giúp họ nắm rõ được giá trị thương hiệu của bạn trước khi hình thành mối quan hệ hợp tác.

Brand Guideline là nguồn cung cấp dữ liệu quý giá và quan trọng cho doanh nghiệp ở mọi phòng ban cũng như những tổ chức, cá nhân bên ngoài công ty.

4. Kiểm toán và cập nhật hệ thống bộ nhận diện thương hiệu.

Khi bạn đã thiết kế được bộ brand guideline nhất quán, bước tiếp theo là đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, để mọi thứ thật hoàn hảo, kiểm chứng và update liên tục những ấn phẩm marketing là điều hết sức cần thiết.

Hãy liên tục cập nhật các nguồn tài nguyên marketing của bạn, bao gồm:

Website.

Profile và bài post trên các kênh mạng xã hội.

Brochures.

Danh thiếp.

Slide, video quảng bá…

Ngoài ra còn có các yếu tố như trang trí showroom, quầy hàng, tin nhắn chờ, nhãn mác, bao bì, đồng phục, nhạc nền…

Thương hiệu của bạn không phải chỉ là tìm vị trí để đặt logo mà chính là những trải nghiệm của khách hàng. Do vậy, tất cả các yếu tố cấu thành nên thương hiệu cần phải nhất quán để khách hàng có được trải nghiệm hoàn hảo nhất.

5. Xây dựng và hoạch định chiến lược cho tương lai.

Khi đã đi hết 4 bước trên có nghĩa là việc thiết kế hệ thống nhận diện của bạn đã hoàn thành. Nhưng nếu bạn bỏ qua bước 5 này – Rất có thể một ngày nào đó trong tương lai, thương hiệu của bạn sẽ lỗi thời, thậm chí sụp đổ, bạn lại phải bắt đầu lại từ bước 1.

Không có kế hoạch cho tương lai, bạn sẽ dễ dàng rơi vào nguy hiểm khi đánh mất chính mình, mất đi nhận diện của thương hiệu. Do vậy, ở bước 5 này bạn cần:

Lập kế hoạch phát triển thương hiệu thường niên. Giữ cho thương hiệu nhất quán không có nghĩa là bạn không nên phát triển thương hiệu cho phù hợp với thời đại. Hãy dành thời gian để đánh giá và cập nhật lại chiến lược thương hiệu định kỳ theo sự thay đổi và lớn mạnh của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch thay đổi các ấn phẩm marketing. Những ấn phẩm thiết kế marketing chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những xu hướng, phong cách của thời đại. Do vậy, những sự thay đổi tuy nhiên theo định hướng phát triển thương hiệu là cần thiết.

Lập kế hoạch kiểm tra bán thường niên những hoạt động phòng ban thiết kế và sáng tạo nhằm đảm bảo họ đang đi đúng theo brand guideline.

Hơn hết, hãy đảm bảo rằng mọi kế hoạch cần gắn liền với thực tế, phục vụ lợi ích của thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng.

Trên đây là 5 bước giúp doanh nghiệp bạn xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ và nhất quán. Để minh hoạ rõ hơn cho việc chuẩn hoá hệ thống nhận diện thương hiệu


Nếu quý doanh nghiệp, cá nhân có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu cần “Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu”, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Địa chỉ: Tầng 5, Số 100 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 39533666 (Giờ hành chính)
Di động: 0973 826 829 (Hỗ trợ 24/7)
Website: http://www.tuvanvietluat.com.vn/
Email: info@tuvanvietluat.com.vn

banner thành lập doanh nghiệp